Lịch sử Bunraku

Ban đầu, cụm từ "Bunraku" chỉ dùng để chỉ nhà hát đặc biệt thành lập ở Osaka năm 1872, được đặt tên là Bunrakuza theo tên của người điểu khiển rối Uemura Bunrakken vào đầu thế kỷ 19 ở đảo Awaji, người mà với những cố gắng của mình đã phục hồi lại di sản kịch rối truyền thống đang suy tàn vào thế kỷ 19.

Sau này sự nổi trội của Nhà hát Bunraku Quốc gia Nhật Bản, hậu duệ của nhà hát được Bunrakken thành lập, đã làm phổ cập cái tên "Bunraku" trong thế kỷ 20 đến mức mà nhiều người Nhật dùng cụm từ này để chỉ chung mọi loại hình kịch rối truyền thống Nhật Bản.

Tuy vậy, phần lớn các đoàn kịch rối truyền thống đang tồn tại hiện nay ngoài Oska đểu được thành lập và đặt tên rất lâu sau thời Uemura Bunrakukken và nhà hát của ông, vì vậy họ không dùng từ này để chỉ mình. Một số trường hợp ngoại lệ là các đoàn kịch được thành lập từ những người điều khiển rối từ Bunraku-za hay những người học trò rời Osaka và thành lập nhà hát múa rối tại các tỉnh.

Một cảnh trong vở Date Musume Koi no Hikanoko, trong đó Oshichi, con gái một người bán rau quả, trèo lên một tháp hiệu trong một đêm tuyết rơi vì nghe theo một lời báo hiệu nhầm để cứu người yêu. Một vở diễn tại Nhà hát rối truyền thống Tonda ở Nagahama, tỉnh Shiga.